Biểu tượng Trâu trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian

|

Biểu tượng Trâu trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian

Từ bao đời nay, con trâ;u “đầu cơ nghiệp” là người bạn thâ;n thiết, gắn bó với đời sống nô;ng nghiệp và người nô;ng dâ;n Việt Nam. Vì vậy, trâ;u khô;ng chỉ gần gũi trong đời sống hàng ngày mà còn là một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng thiêng liêng của người dâ;n Việt.
 
Trâ;u trong tín ngưỡng dâ;n gian Việt Nam

Đã có một thời hình ảnh con trâ;u trở thành biểu tượng ngự trị trên nhiều lĩnh vực văn thơ, hội họa, tín ngưỡng của người Việt. Cùng với câ;y lúa, trâ;u gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đô;ng Nam Á. Chiếc sừng trâ;u gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm, biểu tượng của nước trong tín ngưỡng nô;ng nghiệp. Thời khắc giao thừa, người ta nhìn dáng trâ;u nằm hay trâ;u đứng, ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay khô;ng.
 

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Trâ;u vàng trong truyền thuyết dâ;n gian được tô;n sùng là một con “vật thiêng” có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dâ;n lành. Sách Lĩnh Nam chích quái cũng có nhắc đến lai lịch của Trâ;u Vàng qua truyện Hồ Tinh gắn với sự tích Lạc Long Quâ;n diệt cáo chín đuô;i, kết thúc là “lập miếu Kim Ngưu để trấn áp yêu quái”.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Trâ;u vàng phản ánh nguyện vọng về một cuộc sống yên ổn của người xưa. Xã Quảng An, quận Tâ;y Hồ, thành phố Hà Nội có ngô;i đền thờ Trâ;u Vàng tên là “Đền Kim Ngưu” thể hiện rõ tín ngưỡng ấy. Truyền thuyết kể lại, tên xưa của hồ Tâ;y là hồ Trâ;u Vàng do vết châ;n Trâ;u Vàng tạo thành hồ.

Nhà nước phong kiến thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV) rất quan tâ;m tới việc bảo vệ nguồn sức kéo qua các chính sách như“trọng ruộng, khuyến khích chăm lo phát triển kinh tế nô;ng nghiệp”. Năm 1123, vua Lý Nhâ;n Tô;ng xuống chiếu nhắc nhở: “Trâ;u là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm khô;ng được giết trâ;u ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật”. Các Luật Hình (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâ;u, bò.

Trâ;u là biểu tượng phong thủy mạnh mẽ

Trong phong thủy, biểu tượng con trâ;u được sử dụng khá phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau như hội họa, điêu khắc…với ý nghĩa may mắn, tài lộc.

Trâ;u bằng bột đá mạ vàng non mang kim khí rất tốt cho tài lộc đối với các cô;ng việc kinh doanh, bất động sản hoặc đầu tư dài hạn. Ngoài ra, người ta dùng trâ;u phong thủy để tiết chế, trấn yểm các hung tinh như Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, biến hung thành cát.

Việc bài trí một chú trâ;u bằng vàng, toàn thâ;n linh vật có ánh sáng màu kim sẽ giúp sự nghiệp tiến nhanh chóng và tài lộc dồi dào. Trâ;u chế tác bằng ngọc phỉ thúy từ xưa rất được vua quan phong kiến sử dụng, vừa có tác dụng phong thủy vừa khẳng định sự giàu sang, quyền quý.

Hình tượng trâ;u trong nền văn hóa phương Đô;ng

Theo cách phâ;n chia thời gian (năm, tháng) chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con Trâ;u cũng là một biểu tượng cho một năm ở Châ;u Á. Về tính â;m dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực â;m và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâ;u (Sửu) thuộc cực â;m.

Trong 28 ngô;i sao chính gọi là nhị thập bát tú do người phương Đô;ng tìm ra, Sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mùa Đô;ng. Đâ;y là một trong những ngô;i sao sáng, tượng trưng cho trí tuệ Việt.

Ngoài ra, hình ảnh trâ;u thường xuất hiện trong những câ;u chuyện thuyết pháp nhà Phật để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống. Bộ tranh chăn trâ;u gồm 10 bức nổi tiếng trong thiền tô;ng gọi là “Thập mục ngưu đồ” mô; tả thứ tự quá trình diễn biến trong tâ;m thức của người vận dụng sự hành thiền trong cuộc sống cho thấy rõ điều này.

Đối với người Trung Quốc, trâ;u là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhâ;n gian an bình./.
S.T

Link Tải Xuống Clown Wild