Gỡ khó để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không

|

Tại tọa đàm “Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không và những bài học kinh nghiệm” do Bộ GTVT tổ chức ngày 4-11 tại Quảng Ninh, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà đầu tư đã chỉ ra nhiều vướng mắc cùng những giải pháp để các địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư hạ tầng cảng hàng không (CHK).\r\n

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: mt.gov.vn

Cần huy động thêm hơn 128.000 tỷ đồng

 Theo Bộ GTVT, thời gian vừa qua, rất nhiều địa phương mong muốn và đề nghị Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ưu tiên dành nguồn vốn ??ầu tư phát triển các CHK để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu vốn ??ầu tư kết cấu hạ tầng CHK theo quy hoạch cần khoảng 403.106 tỷ đồng. Trong đó, ACV cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ GTVT cân đối được 9.841 tỷ đồng. Như vậy, số vốn cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng. 

Tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Quyết định số 1121/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại một số sân bay quân sự Thành Sơn (Ninh Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), đồng thời nghiên cứu Đề án xã hội hóa ??ầu tư theo phương thức đối tác công tư với các CHK Nà Sản (Sơn La), Vinh (Nghệ An), Chu Lai (Quảng Nam), Cần Thơ (TP Cần Thơ) và một số cảng hàng không khác khi có nhu cầu. Triển khai quyết định này, Bộ GTVT đã xây dựng và gửi đề cương để các địa phương nghiên cứu, xây dựng đề án xã hội hóa ??ầu tư, khai thác CHK của từng địa phương. 

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, hiện hầu hết các địa phương đều chưa có kinh nghiệm, thiếu thông tin về cách thức, trình tự, thủ tục và những thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện huy động vốn ??ầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không theo phương thức PPP.

Trong khi đó, đối với các CHK mới, phương án tài chính khi ??ầu tư theo phương thức PPP thường khó hấp dẫn nhà ??ầu tư do thời gian hoàn vốn kéo dài (trung bình từ 40-50 năm).

Đối với ??ầu tư nâng cấp các CHK do ACV đang khai thác, việc huy động vốn ??ầu tư cũng gặp khó khăn về vấn đề ??ầu tư công trình trên đất và tài sản do quốc phòng quản lý; xử lý tài sản của ACV. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình thức ??ầu tư như chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác kết cấu hạ tầng gắn với ??ầu tư, phát triển hay sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng tham gia dự án PPP cũng còn nhiều vướng mắc.

Cần thận trọng

Phó Cục trưởng Cục HKVN Phạm Văn Hảo cho biết, dù nhiều địa phương có nhu cầu nhưng hiện mới chỉ có CHK Vân Đồn được ??ầu tư và đưa vào khai thác. Tại nhiều địa phương, nhà ??ầu tư đến rồi lại đi vì gặp nhiều khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách. Hiện Cục HKVN đã làm việc với UBND các tỉnh để hỗ trợ địa phương xây dựng đề án xã hội hóa ??ầu tư, khai thác CHK chuẩn bị báo cáo Chính phủ. 

Trước ý kiến của các địa phương về việc cần đẩy nhanh tiến độ ??ầu tư các cảng hàng không, bổ sung vào quy hoạch những CHK mới nếu địa phương có nhu cầu và có nhà ??ầu tư quan tâm, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển giao thông, Bộ GTVT, cho rằng, việc quy hoạch CHK cần thận trọng, phải tuân thủ 6 tiêu chí lớn và hàng chục tiêu chí khác, trong đó có cả nhu cầu thực tế, quy hoạch vùng, phương thức cất hạ cánh, khí hậu thời ti??t… để sân bay hoạt động ổn định, an toàn. Việc ??ầu tư CHK cần tính toán đến những lợi ích lâu dài, mang ý nghĩa là động lực phát triển kinh tế - xã hội chứ không chỉ vấn đề lợi nhuận. Nếu chỉ căn cứ vào nhu cầu của các địa phương và nhà ??ầu tư thì rất dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực. Thực tế khai thác CHK cũng cho thấy, hầu hết các CHK đều đang lỗ, kể cả CHK Vân Đồn nhà ??ầu tư tính toán có thể lỗ đến năm thứ 45. Hay như CHK Sa Pa, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã tính toán có thể lỗ đến năm thứ 46, chỉ riêng phương án xe buýt từ trung tâm thành phố đến CHK ngân sách đã cần hỗ trợ 15 tỷ đồng/năm.

Về mô hình ??ầu tư, ông Lê Đỗ Mười cho rằng, từ bài học xây dựng CHK Vân Đồn, việc xây dựng CHK tại Việt Nam nên được ??ầu tư theo phương thức hợp tác công tư PPP hoặc nhượng quyền. Nhà nước giao tư nhân quyền sở hữu hoặc khai thác toàn bộ CHK sân bay, hoặc Nhà nước nắm giữ khu bay, tư nhân khai thác nhà ga, sân đỗ ô tô như đã thực hiện tại CHK Vân Đồn.

Về tháo gỡ khó khăn, ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc CHK Vân Đồn kiến nghị, các cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các nhà ??ầu tư yên tâm. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và địa phương cần có liên kết chặt chẽ hơn để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, tránh trường hợp như tại CHK Vân Đồn mất 3 năm chưa bàn giao xong tháp không lưu. Các chính sách cũng cần theo hướng khuyến khích nhà ??ầu tư có hợp đồng trọn gói, tạo sự đồng bộ.

Website giải trí trò chơi bài V83D